Top 3 Kênh Mua Sắm Trực Tuyến "Cứu Cánh" Cho Mùa Dịch

 “Thương mại điện tử” là thuật ngữ ngày càng gần gũi với người dùng. Đây là một mô hình kinh doanh với các hoạt động trao đổi mua bán được diễn ra trên internet. Người bán sẽ đăng các sản phẩm của mình lên các trang web thương mại điện tử, người mua tìm kiếm và đặt hàng theo nhu cầu. Một số trang thương mại điện tử lớn nổi tiếng trên thế giới là Amazon, Alibaba, Taobao, eBay...

 Tại Việt Nam, hình thức mua sắm này tuy mới xuất hiện nhưng phát triển với tốc độ nhanh chóng và ngày càng được nhiều người biết đến. Đặc biệt trong mùa dịch Covid-19, hình thức mua bán trung gian này lại trở thành giải pháp tối ưu cho mọi nhà. Dưới đây là top 5 kênh mua sắm trực tuyến phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam.
 

Lazada

Lazada là địa chỉ mua sắm và bán hàng trực tuyến số một khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào 2012, có mặt tại nhiều nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, Lazada hiện vẫn đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử về lượng truy cập của khách hàng và doanh thu bán hàng. 

 

Đến tháng 3 năm 2016, Lazada Việt Nam đã thành lập 35 trung tâm điều phối và 1 đội ngũ vận chuyển. S lượt truy cập trên trang Lazada hằng ngày đạt ngưỡng hơn 1 triệu, tương đương trung bình cứ mỗi 5 giây sẽ có một đơn hàng được bán. Số lượng truy cập khi chương trình khuyến mãi, chương trình giảm giá của hệ thống Lazada diễn ra lên đến 3,4 triệu lượt.

Ưu điểm 

  • Đa dạng về mặt hàng, gồm 12 danh mục chính, thoải mái cho người tiêu dùng lựa chọn.
  • Giao diện app đơn giản, bắt mắt, người dùng dễ dàng truy cập và đặt hàng
  • Có cả bản dành cho điện thoại và trực tuyến, khách hàng không cần tải app vẫn  có thể đặt hàng
  • Có gian hàng chính hãng (LazaMall) của nhiều thương hiệu nổi tiếng, giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm
  • Có các dịch vụ khác như nạp thẻ điện thoại, đặt hàng quốc tế,...
  • Có nhiều chương trình khuyến mãi, mã giảm giá, deal chớp nhoáng giúp khách hàng có thể mua hàng với giá rẻ bất ngờ

Nhược điểm

  • Nhiều thời điểm đơn hàng tự ý bị hủy bỏ mà không có thông báo cho khách hàng
  • Thời gian giao hàng còn khá lâu, trung bình 2-4 ngày
  • Chưa có chính sách bảo vệ khi khách mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

Đánh giá: 8/10

Tiki

Ra đời với mục đích đầu tiên là một trang web chuyên bán sách trực tuyến, hiện nay, Tiki đã đa dạng hóa các mặt hàng và trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy của rất nhiều người tiêu dùng. Sau khi được đầu tư thêm vốn từ VNG và JD.com, Tiki đã phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành đối thủ đáng gờm của Lazada. Ngoài việc duy trì sự uy tín của mình đối với các sản phẩm văn phòng và sách online, Tiki còn cung cấp đến người tiêu dùng rất nhiều mặt hàng khác. 

 
 

Ưu điểm

  • Giá cả cạnh tranh, mặt hàng đa dạng với 14 danh mục sản phẩm
  • Khác với Lazada, Tiki chỉ hỗ trợ người bán là doanh nghiệp và bán hàng chính hãng, không hỗ trợ người bán cá nhân không chuyên nên hàng hóa được đảm bảo chính hãng 100%. 
  • Có chính sách đổi trả rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng
  • Có cả app và trang web trực tuyến, thuận lợi cho khách hàng sử dụng
  • Thời gian giao hàng rất nhanh, ngày thường chỉ dao động từ 1-2 ngày. Ngoài ra, Tiki còn cung cấp dịch vụ Tikinow giao hàng trong 2 giờ cho khách hàng lựa chọn
  • Phương thức thanh toán đa dạng, khách hàng còn có thể thanh toán bằng thẻ ATM khi nhận hàng

Nhược điểm

  • Do yêu cầu cao về hàng hóa và giới hạn phạm vi người bán nên có nhiều mặt hàng sẽ không được cung cấp bởi Tiki

Đánh giá: 9/10

Shopee

Tuy sinh sau đẻ muộn so với các “đàn anh” khác, thế nhưng Shopee lại cho thấy sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả hoạt động không hề thua kém các sàn thương mại điện tử khác. Mô hình của Shopee được thiết kế như chợ truyền thống, có cả tính năng bán sỉ, mặc cả, bình chọn yêu thích, bình luận, đánh giá sản phẩm,…. Phân khúc khách hàng của Shopee tập trung vào các shop online không có nhiều vốn đầu tư và đối tượng khách hàng trẻ. Ngành hàng trên Shopee khá rộng, hỗ trợ cho cả đối tượng người bán là cá nhân, không chuyên và doanh nghiệp bán hàng chuyên nghiệp hoặc những thương hiệu lớn. Vì vậy, tại Shopee khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm, từ sản phẩm nhỏ nhất tại website này.

 
 

Ưu điểm

  • Các ngành hàng đa dạng, gồm 15 danh mục sản phẩm, đầy đủ các mặt hàng từ bình dân đến các thương hiệu nổi tiếng
  • Có nhiều chương trình deal sốc, mã giảm giá cho khách hàng
  • Khách hàng có thể đặt hàng qua web hoặc app
  • Cung cấp dịch vụ Shopee Mall, cam kết hàng chính hãng 100%, hoàn tiền gấp đôi nếu khách hàng phát hiện hàng giả, hỗ trợ trả hàng miễn phí trong 7 ngày
  • Giá cả thường rẻ hơn so với các trang khác

Nhược điểm

  • Không kiểm soát được chất lượng hàng hóa (trừ những sản phẩm thuộc Shopee Mall), nên khách hàng phải tự tìm hiểu, chọn những cửa hàng uy tín và chịu trách nhiệm về mặt hàng mình mua
  • Dễ bị hủy đơn hàng khi đặt hàng của các chương trình khuyến mãi
  • Phải Follow các shop khi săn deal, gây khó chịu cho nhiều khách hàng

Đánh giá: 7/10

Kết luận

Tuy còn nhiều bất cập nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự tiện lợi mà các trang web thương mại điện tử đem lại. Dịch Covid-19 đang hoành hành và chưa có dấu hiệu suy giảm, việc có cho mình một trang mua sắm trực tuyến để yên tâm cách ly tại nhà là lựa chọn đúng đắn trong thời gian này.

Đánh Giá - Tư Vấn Tiêu Dùng khác

Positive SSL