Cấu hình của Lenovo ThinkBook 14
Cấu hình của Lenovo ThinkBook 14
Vì đây là một chiếc laptop dành cho doanh nhân nên mình rất quan tâm đến khả năng xử lý tác vụ có thật sự ổn định hay không. Với mức giá dưới 13 triệu đồng, mình khá hoài nghi thực lực của ThinkBook 14, nhất là ổ cứng SSD 256 GB NVMe PCIe.
Chính vì lẽ đó, mình đã dùng đến phần mềm Crystal DiskMark để đo tốc độ đọc / ghi của ổ cứng SSD 256 GB này. Và kết quả mình thu được là tốc độ đọc của ổ cứng đạt 2.719 MB/s, trong khi đó tốc độ ghi đạt 935 MB/s. Đây quả là một kết quả ấn tượng với một chiếc laptop chỉ có giá chưa đến 13 triệu đồng.
Đo tốc độ đọc / ghi của ổ cứng SSD 256 GB bằng phần mềm Crystal DiskMark.
Bản thân mình tiếp tục làm khó ThinkBook 14 khi mở đến 15 tab Chrome và chạy các phần mềm như GeekBench 5, AIDA64, Crystal DiskMark và mở Photoshop, Lightroom cùng một lúc. Thế nhưng, ThinkBook 14 tiếp tục thể hiện sức mạnh vượt trội khi xử lý các tác vụ trên một cách ổn áp và trơn tru. Sau khi mở các tác vụ này lên rồi, mình không tắt đi mà vẫn để chạy ngầm tầm 1 tiếng hơn, ấy thế mà vẫn chưa thấy hiện tượng giật lag đấy.
ThinkBook 14 tiếp tục thể hiện sức mạnh vượt trội khi xử lý các tác vụ một cách ổn áp và trơn tru.
Với ThinkBook 14, mình có thể đảm bảo rằng mọi công việc của bạn đều sẽ được xử lý một cách nhanh gọn và dễ dàng. Nhất là ở hai phần mềm Photoshop và Lightroom, dù sử dụng khoảng hơn cả tiếng đồng hồ nhưng máy vẫn đảm bảo được độ lì và đủ sức chịu được gần 2 tiếng liên tục.
Bên cạnh đó, mình còn đo cả tốc độ mở ứng dụng trên chiếc Lenovo ThinkBook 14 này. Các tác vụ ấy bao gồm: 2 phần mềm của Adobe là Photoshop và Lightroom, 3 phần mềm của Office là PowerPoint, Word, Excel. Mình còn đo luôn cả tốc độ mở máy và kết quả nằm ở bảng thống kê bên dưới.
Đo tốc độ mở ứng dụng qua trải nghiệm thực tế.
Về CPU, với tầm giá này thì Intel Core i3 gen 10 có lẽ là lựa chọn hoàn toàn hợp lý và chúng ta không thể đòi hỏi gì thêm nữa. Mình cảm thấy CPU này hoạt động tương đối tốt, ổn định với các tác vụ nhẹ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng. Mình đã sử dụng phần mềm GeekBench 5 để đo hiệu năng của Intel Core i3 - 10110U và thu được kết quả bên dưới.
Đo hiệu năng CPU của Lenovo ThinkBook 14 bằng phần mềm GeekBench 5.
Theo đó, trong bài test CPU thì GeekBench 5 đã đo được lõi đơn của Core i3 gen 10 đạt 733 điểm, còn đa lõi thì đạt 1.762 điểm. Tiếp theo trong bài test hiệu năng Lenovo ThinkBook 14, GeekBench 5 đã cho số điểm trung bình là 4.274 điểm, một con số ở mức tương đối khá.
Đo hiệu năng của Lenovo ThinkBook 14 bằng phần mềm GeekBench 5.
Cuối cùng, mình cũng không quên dùng Lenovo ThinkBook 14 để chiến ngay tựa game Liên Minh Huyền Thoại, một trong những tựa game đã tồn tại suốt mấy năm qua nhưng vẫn hot và ngày một phát triển. Với tướng tủ Yasuo, mình đã không ngần ngại chấp 2 bằng vài combo quen thuộc.
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết liệu Lenovo ThinkBook 14 có thời lượng pin dài hay không, thì mình xin nói luôn rằng chiếc laptop này sẽ cho thời lượng pin không hề thất vọng một chút nào. Mình đã sử dụng đến phần mềm BatteryMon để đo thời lượng pin của ThinkBook 14, với:
Đo thời lượng pin của Lenovo ThinkBook 14 bằng phần mềm BatteryMon.
Mình đã mở app và đo trong tầm gần 1 tiếng 20 phút đồng hồ thì BatteryMon cho kết quả pin của laptop dài gần 4 tiếng đồng hồ. Lenovo thật sự quá tinh ý khi hiểu rằng, với một doanh nhân thì laptop luôn là công cụ quan trọng trong công việc hằng ngày nên việc trang bị viên pin có thời lượng dài là điều cần thiết.
Lenovo ThinkBook 14 sử dụng phong cách thiết kế quen thuộc của đại đa số các dòng laptop hiện tại, đó là tích hợp phần tản nhiệt nằm ở mặt lưng của bàn phím và được bảo vệ bởi lớp vỏ bên ngoài. Chỉ khi bạn mở laptop ra thì mới thấy phần tản nhiệt ẩn thân này.
Thiết kế tản nhiệt của Lenovo ThinkBook 14.
Vậy theo bạn, tản nhiệt này của Lenovo ThinkBook 14 hoạt động có hiệu quả hay không?
Để trả lời cho câu hỏi trên, mình bắt đầu gây khó dễ cho thiết bị khi sử dụng cùng lúc 2 tác vụ nặng của Adobe là Lightroom và Photoshop để thiết kế, đồng thời mở Msi Afterburner để đo FPS và khởi động Liên Minh Huyền Thoại. Sau hơn hai tiếng sử dụng liên tục với nhiều tác vụ nặng, Lenovo ThinkBook 14 nóng đến 71 độ C (có khi lên đến 81 độ C).
Đo tản nhiệt của Lenovo ThinkBook 14 bằng phần mềm Real Temp.
Mức nhiệt này không hề thấp một chút nào và bản thân mình cũng thấy Lenovo ThinkBook 14 bị nóng khi chạm tay vào phần trên của bàn phím. Thật ra, nhiệt của của máy phụ thuộc rất nhiều yếu tố:
Do đó, mình cho rằng vì đã trải nghiệm nhiều tác vụ nặng trong thời gian dài, cộng với việc vỏ máy được làm bằng kim loại nên máy sẽ rất dễ bị nóng. Nếu bạn chọn muar ThinkBook 14 hoặc bất kì sản phẩm nào khác, bạn cũng nên dùng một cách hợp lý và để máy nghỉ ngơi chứ đừng xài liên tục.
Cuối cùng là về phần âm thanh, Lenovo ThinkBook 14 sẽ có phần loa được đặt ở phía đay máy và nằm lệch về phía hai cạnh bên trái / phải. Có thể bạn chưa biết, Lenovo ThinkBook 14 được tích hợp công nghệ Dolby Audio Premium sản xuất bởi công ty Dolby Laboratories.
Thiết kế loa nằm ở mặt đáy của ThinkBook 14.
Với công nghệ Dolby Audio, chiếc laptop sẽ tạo nên hiệu ứng âm thanh vòm giúp người dùng nghe rõ dù ngồi nhiều hướng khác nhau. Công nghệ này còn lọc tạp âm và mang đến âm thanh trong trẻo, không còn tạp âm, nhiễu âm. Tuy nhiên, âm thanh vẫn chưa thực sự to cho lắm, nhất là khi mình xem MV bằng loa ngoài ở nơi ồn ào.
Với tầm giá này thì có lẽ, Lenovo ThinkBook 14 là một trong những lựa chọn sáng suốt nhất của doanh nhân, các doanh nghiệp hoặc các bạn văn phòng. Sự ra đời của ThinkBook 14 đã minh chứng một điều rằng: Lenovo đang ngày càng quan tâm đến người dùng hơn và đặt người dùng là mục tiêu.