Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố!

 
Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 1.

Vào đầu tháng 2, trên nền tảng thương mại điện tử Youpin của Xiaomi xuất hiện chương trình gọi vốn cho mẫu đèn tia cực tím khử trùng Xiaoda với giá 11 USD.

Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 2.

Sau nhiều ngày phát triển, sản xuất, cuối cùng model này cũng về Việt Nam dưới dạng hàng xách tay. Thiết kế đèn khá nhỏ gọn, người dùng có thể mang theo bên mình hay bỏ vào túi xách.

Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 3.

Bộ thiết bị khá đơn giản, gồm hộp giấy cứng chứa sách hướng dẫn, thông tin cần thiết, đèn và dây micro USB.

Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 4.

Về chất liệu, mẫu đèn này được làm từ nhiều vật liệu như nhựa cứng và thép sơn tĩnh điện, đèn thủy tinh. Trên thân đèn có nút bấm để kích hoạt chức năng.

 
Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 5.

Về tính năng khử trùng, đèn Xiaoda sử dụng 2 cơ chế để khử khuẩn là tia cực tím và hệ thống ống kép phát tán ozone. Trong đó, ozone là hợp chất có khả năng oxy hóa mạnh giúp diệt vi khuẩn. Tính năng khử trùng còn lại là tia cực tím (UV-C) dùng để giết hoặc làm bất hoạt các vi sinh vật bằng cách phá hủy các acid nucleic và phá DNA của chúng, khiến chúng không thể thực hiện các chức năng lây nhiễm.

Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 6.

Thiết bị có dung lượng pin 700 mAh, sử dụng cổng sạc microUSB. Đằng sau có dán nhãn cảnh báo tác hại của tia cực tím có thể gây ung thư da nếu tiếp xúc trực tiếp. Do đó, người dùng cần để đèn trong phòng kín và tránh xa tầm tay của trẻ em.

Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 7.

Khi bấm nút nguồn trong 3 giây, máy sẽ nhấp nháy xanh để báo hiệu đã bật. Sau khi nhấn nút, máy sẽ ở chế độ chờ trong 30 giây trước khi thực sự hoạt động. Đây là khoảng thời gian để người dùng rời khỏi nơi đặt đèn khử trùng nhằm tránh tác hại của tia cực tím gây ra.

Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 8.

Theo công bố của nhà sản xuất, đèn tia cực tím Xiaoda có thể khử trùng lên đến 99,99% trong không khí nhưng sẽ hoạt động hiệu quả ở môi trường hẹp. Người dùng có thể đặt ở nhiều vị trí trong phòng, tủ lạnh, nhà vệ sinh. Tuy vậy, vẫn chưa có số liệu từ bên thứ 3 kiểm chứng chất lượng về mẫu đèn này.

Cận cảnh đèn tia cực tím diệt khuẩn của Xiaomi, hữu ích nhưng khó kiểm chứng con số 99,99% như nhà sản xuất công bố! - Ảnh 9.

Giá đèn khử trùng Xiaoda hiện tại ở Việt Nam rơi vào mức 1 triệu đồng.

Công Nghệ, Sản Phẩm Mới khác

Positive SSL