Khi thêm máy in mới mà gặp thông báo "Windows cannot connect to the printer", có thể do thiếu file mscms.dll.
Đầu tiên, bạn hãy truy cập theo đường dẫn: C:\Windows\system32, tìm tới file mscms.dll và sao chép chúng.
Sau đó, paste vào thư mục theo đường dẫn dưới đây:
C:\Windows\system32\spool\drivers\x64\3\ nếu đang sử dụng Windows 7 64-bit.
C:\Windows\system32\spool\drivers\w32x86\3\ nếu đang sử dụng Windows 7 32-bit.
Cuối cùng, khởi động lại máy in, rồi thực hiện thao tác chia sẻ máy in trong mạng LAN như thông thường là được.
Một máy in trên mạng có thể kết nối thông qua Ethernet, Wifi hoặc trực tiếp qua cổng USB. Việc chia sẻ máy in trên máy chủ hay máy tính với máy in được kết nối qua cổng USB có thể được chia sẻ với người dùng khác trên mạng.
Gõ từ khóa Add Printer vào ô tìm kiếm. Khi cửa sổ Add Priter xuất hiện, nhấn vào dòng Add a local printer với USB, còn Add a network, wireless or Bluetooth printer với mạng Wifi và Bluetooth. Ngay sau đó, Windows sẽ tự động tìm kiếm máy in trên mạng. Khi tìm thấy sẽ tự động bật lên, bạn có thể chọn và in như bình thường.
Khi cài đặt máy in thất bại, nó sẽ không xuất hiện trong danh sách có sẵn hoặc thông báo "Windows không thể kết nối với máy in". Lúc này, bạn cần kiểm tra lại máy in và máy tính có cùng một mạng hay không, kiểm tra tính năng chia sẻ máy in đã bật chưa?
Nếu vẫn không thấy máy in xuất hiện trong Add Printer Wizard hoặc không thể kết nối khi nhấn vào tên của nó. Bạn hãy nhấn vào The printer that I want isn't listed.
Cửa sổ tiếp theo xuất hiện sẽ có 3 lựa chọn:
Nếu chọn tùy chọn thứ 3, bạn cần phải có địa chỉ IP tĩnh của máy in. Để lấy địa chỉ IP tĩnh, truy cập vào Control Panel > Printers, nhấn chuột phải vào biểu tượng máy in cần xem, chọn Printer Properties và chọn thẻ Ports, xác định tên máy in cần lấy địa chỉ, bạn sẽ thấy địa chỉ IP như hình dưới:
Quay trở lại máy tính, gõ địa chỉ IP trong mục Hostname hoặc IP Address và nó sẽ tự động xuất hiện trong trường Port name như hình dưới. Bây giờ, chỉ cần nhấn Next để nó tự động kết nối.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn nhanh chóng sửa lỗi "Windows không kết nối với máy in" để thoải mái in bất kỳ tài liệu nào mình muốn. Còn khi sử dụng Windows 10 mà gặp trường hợp máy in không hoạt động, bạn cũng dễ dàng khắc phục.
Chúc các bạn thực hiện thành công!