Toshiba đã trở lại với tên gọi Dynabook và lần này rất ấn tượng với một chiếc máy 13,3" siêu nhẹ, trọng lượng của nó chỉ 870 g - Portégé X30L-G.
Mình trên tay chiếc máy này với nhiều cảm xúc, lần cuối mà mình xài một chiếc Toshiba có lẽ là 6 năm về trước. Lúc đó Toshiba Việt Nam vẫn kinh doanh laptop với nhiều dòng sản phẩm, cao cấp nhất dành cho doanh nhân khi ấy vẫn là Portégé. Tuy nhiên năm 2018 thì Toshiba đã bán lại mảng kinh doanh máy tính cho Sharp và mảng này sau đó đổi tên thành Client Solutions. Đến đầu năm 2019 thì Client Solutions tiếp tục được tách ra và đổi tên thành Dynabook - thương hiệu rất nổi tiếng của Toshiba từ thời kỳ đầu của máy tính cá nhân từ năm 1989 (Dynabook thực tế là một hãng làm máy tính mà Toshiba thâu tóm từ năm 1958). Như vậy Dynabook thay cho cái tên Toshiba và những thương hiệu phụ khác vẫn được duy trì như Portégé, Tecra, DynaEdge. Chiếc máy mà mình trên tay hôm nay là Dynabook PortégéX30L-G (khi xưa sẽ gọi là Toshiba Portégé).
Đây là chiếc laptop 13,3" nhẹ nhất thế giới, tiếp tục truyền thống của dòng Portege khi xưa đó là những chiếc máy Ultrabook rất nhẹ. Trọng lượng của máy chỉ 870 g và nếu như anh em cầm chiếc máy này trên tay, anh em sẽ bất ngờ, bất ngờ hơn cả LG Gram bởi trọng lượng của nó như đối nghịch với vẻ ngoài không quá mỏng. Trọng lượng này rất lý tưởng để mang đi và làm việc mọi lúc trong thời phải "chạy giặc" COVID-19 như hiện tại.
Vỏ máy được làm bằng vật liệu hợp kim magnesium - một chất liệu quen thuộc trên những chiếc laptop business và dòng Portégé của Toshiba xưa nay. Cấu trúc bên trong vẫn là dạng tổ ong để gia cường cho vỏ, khiến chiếc máy chịu lực tốt hơn. Dynabook Portégé X30L-G cũng đạt tiêu chuẩn độ bền quân sự MIL-STD 810G, vượt qua nhiều bài kiểm tra độ bền theo phương pháp H.A.L.T (High Acclerated Life Test - hành hạ tới khi máy hỏng) trong đó bao gồm các hình thức thả rơi, đổ chất lỏng, đè nén để đảm bảo độ bền vật lý của máy.
Ngôn ngữ thiết kế của Dynabook Portégé X30L-G không khác gì nhiều so với Toshiba Portégé khi xưa bởi nó vẫn được thiết kế và chế tạo bởi người Nhật. Khi Toshiba bán mảng máy tính cho Sharp thì những kỹ sư của Toshiba vẫn được giữ lại. Màu sắc của vỏ máy là màu xanh - một màu sắc mà Toshiba và Sharp đều thích sử dụng trên thiết bị công nghệ của họ. Thêm vào đó là kiểu bản lề 2 bên có phần ốp sáng màu bên ngoài - một thứ đặc trưng của Portégé.
Các cổng kết nối trên Dynabook Portégé X30L-G rất phong phú như cạnh trái có USB-C (USB 3.2 Gen1 nhưng cũng hỗ trợ sạc PD và trình xuất DisplayPort), HDMI, jack âm thanh và khe đọc thẻ microSD. Cổng nguồn trên Portégé X30L-G vẫn là cổng chân kim.
Cạnh phải vẫn có cổng RJ-45 cho kết nối mạng LAN, 2 cổng USB-A (USB 3.0) trong đó có 1 cổng hỗ trợ tính năng Sleep-n-Charge (có thể tắt máy và dùng pin trong máy sạc cho thiết bị di động như một cục pin dự phòng).
Nhờ về tay Sharp mà chiếc Dynabook Portégé X30L-G này có một thứ đặc biệt mà xưa giờ dòng Portégé của Toshiba không có đó là màn hình IGZO. Mình nhớ khi xưa chỉ có chiếc Kirabook của Toshiba là dùng màn hình IGZO và giờ thì công nghệ màn hình này cũng đã xuất hiện trên Dynabook. Tấm nền IGZO trên Dynabook Portégé X30L-G cho độ sáng đến 470 nit nhưng có mức tiêu thụ điện năng thấp. Tương phản cao, màu sắc tươi bắt mắt với độ bao phủ trên 96% dải sRGB và 70% AdobeRGB - thật sự không nhiều mẫu máy dành cho doanh nhân hay doanh nghiệp được trang bị tấm nền chất lượng như vậy, nó thường thấy trên những mẫu máy giải trí hay đồ họa là chính.
Thiết kế viền màn hình mỏng 2 bên tầm 5 mm, viền trên vẫn dày và có cụm webcam hỗ trợ nhận diện khuôn mặt Windows Hello.
Bản lề cho góc mở khá rộng và với trọng lượng nhẹ thì chiếc Portégé X30L-G này rất lý tưởng để sử dụng ở nhiều tư thế như trên đùi, vừa cầm vừa xài, việc chia sẻ màn hình với người khác cũng thuận tiện hơn. Màn hình phủ lớp matte chống chói nên có thể sử dụng tốt dưới điều kiện ánh sáng trực tiếp và ngoài trời.
Bàn phím trên Portégé X30L-G vẫn giữ thiết kế quen thuộc của dòng Portégé khi xưa và layout thì hầu như không đổi. Thiết kế của nó không bắt mắt nhưng lại cho trải nghiệm rất tốt. Bàn phím thiết kế chống tràn, có thể chịu được nước đổ vào với một lượng nhất định mà không để nước lọt xuống linh kiện bên dưới.
Keycap của Portégé X30L-G có thiết kế lõm nhẹ ôm đầu ngón tay. Nó không nằm quá cao so với vỉ phím nhưng kết cấu scissor bên dưới cho độ nẩy tốt, hành trình vừa phải. Cảm giác gõ dễ chịu, bàn phím rất êm và lướt phím nhanh được. Mình từng xài qua nhiều chiếc laptop của Toshiba từ Satellite, Qosmo đến Portégé và cả Tecra, về trải nghiệm gõ phím thì mình luôn đánh giá cao.
Layout của bàn phím Portégé X30L-G có những điểm đặc trưng, chẳng hạn như 2 nút Page Up/Down nhỏ nằm phía trên phím điều hướng và những phím tổ hợp dành cho những chức năng dành riêng như tắt Touchpad, bật phím số Numeric, tắt mic và thậm chí 2 nút Zoom +/- vẫn nằm ở phím số 1 và 2, khi lướt web hay dùng văn bản muốn phóng to thu nhỏ thì dùng tổ hợp Fn + 1 hoặc 2 - một thao tác rất quen thuộc trên laptop Toshiba xưa nay. Ngoài ra trong tình huống cần bàn phím số để nhập liệu thì người dùng có thể tận dụng bàn phím số thứ cấp trên layout phím chính, kích hoạt bằng tổ hợp Fn + F11.
Bàn rê của Portégé X30L-G không quá lớn nhưng nó được tối ưu để cho độ chính xác cao khi thao tác. Bàn rê được phủ kính, ít bám mồ hôi và cho cảm giác chạm tốt, hỗ trợ đầy đủ các thao tác đa điểm trên Windows 10. 2 phím chuột được tích hợp dưới bàn rê và có một dải mạ chrome bên dưới.
Ở góc bàn rê có cảm biến vân tay - một vị trí không còn phổ dụng trên laptop ngày nay. Nó hơi trái khi thao tác, trừ khi anh em thuận tay trái.
Cũng nói về bảo mật thì ngoài webcam có cảm biến hồng ngoại hỗ trợ nhận diện khuôn mặt và cảm biến vân tay thì BIOS của Portégé X30L-G cũng là loại tự thiết kế thay vì dùng giải pháp của hãng thứ 3. BIOS được thiết kế cho doanh nghiệp và người dùng cao cấp, nó cho phép vô hiệu hóa nhiều phần cứng trên máy và đặc biệt là có tính năng Battery Disconnect - một chiếc máy pin liền như nếu sử dụng với sạc nhiều, dùng tại chỗ thì có thể ngắt vật lý pin trên máy để sử dụng nguồn điện trực tiếp từ sạc. Tính năng này cũng giúp kéo dài tuổi thọ của pin trong trường hợp thường xuyên cắm sạc.
Chiếc máy vẫn dùng cổng sạc chân kim với cục sạc 19 V - 2.37 A nhưng cổng USB-C cũng hỗ trợ Power Delivery nên trong tình huống cần có thể dùng cục sạc 45 W qua cổng USB-C.
Về cấu hình, Portégé X30L-G có khá nhiều tùy chọn cấu hình, tất cả đều là vi xử lý Core thế hệ 10 (Comet Lake-U) từ i5 đến i7, trong đó tối đa là i7 6 nhân 12 luồng và một số phiên bản có hỗ trợ Intel vPro. Ngoài ra bộ nhớ cũng có nhiều tùy chọn từ 256 GB đến 2 TB ổ M.2 PCIe NVMe. Chiếc máy mình mượn được có cấu hình như sau:
Mình trên tay chiếc máy này với nhiều cảm xúc, lần cuối mà mình xài một chiếc Toshiba có lẽ là 6 năm về trước. Lúc đó Toshiba Việt Nam vẫn kinh doanh laptop với nhiều dòng sản phẩm, cao cấp nhất dành cho doanh nhân khi ấy vẫn là Portégé. Tuy nhiên năm 2018 thì Toshiba đã bán lại mảng kinh doanh máy tính cho Sharp và mảng này sau đó đổi tên thành Client Solutions. Đến đầu năm 2019 thì Client Solutions tiếp tục được tách ra và đổi tên thành Dynabook - thương hiệu rất nổi tiếng của Toshiba từ thời kỳ đầu của máy tính cá nhân từ năm 1989 (Dynabook thực tế là một hãng làm máy tính mà Toshiba thâu tóm từ năm 1958). Như vậy Dynabook thay cho cái tên Toshiba và những thương hiệu phụ khác vẫn được duy trì như Portégé, Tecra, DynaEdge. Chiếc máy mà mình trên tay hôm nay là Dynabook PortégéX30L-G (khi xưa sẽ gọi là Toshiba Portégé).
Đây là chiếc laptop 13,3" nhẹ nhất thế giới, tiếp tục truyền thống của dòng Portege khi xưa đó là những chiếc máy Ultrabook rất nhẹ. Trọng lượng của máy chỉ 870 g và nếu như anh em cầm chiếc máy này trên tay, anh em sẽ bất ngờ, bất ngờ hơn cả LG Gram bởi trọng lượng của nó như đối nghịch với vẻ ngoài không quá mỏng. Trọng lượng này rất lý tưởng để mang đi và làm việc mọi lúc trong thời phải "chạy giặc" COVID-19 như hiện tại.
Vỏ máy được làm bằng vật liệu hợp kim magnesium - một chất liệu quen thuộc trên những chiếc laptop business và dòng Portégé của Toshiba xưa nay. Cấu trúc bên trong vẫn là dạng tổ ong để gia cường cho vỏ, khiến chiếc máy chịu lực tốt hơn. Dynabook Portégé X30L-G cũng đạt tiêu chuẩn độ bền quân sự MIL-STD 810G, vượt qua nhiều bài kiểm tra độ bền theo phương pháp H.A.L.T (High Acclerated Life Test - hành hạ tới khi máy hỏng) trong đó bao gồm các hình thức thả rơi, đổ chất lỏng, đè nén để đảm bảo độ bền vật lý của máy.
Ngôn ngữ thiết kế của Dynabook Portégé X30L-G không khác gì nhiều so với Toshiba Portégé khi xưa bởi nó vẫn được thiết kế và chế tạo bởi người Nhật. Khi Toshiba bán mảng máy tính cho Sharp thì những kỹ sư của Toshiba vẫn được giữ lại. Màu sắc của vỏ máy là màu xanh - một màu sắc mà Toshiba và Sharp đều thích sử dụng trên thiết bị công nghệ của họ. Thêm vào đó là kiểu bản lề 2 bên có phần ốp sáng màu bên ngoài - một thứ đặc trưng của Portégé.
Các cổng kết nối trên Dynabook Portégé X30L-G rất phong phú như cạnh trái có USB-C (USB 3.2 Gen1 nhưng cũng hỗ trợ sạc PD và trình xuất DisplayPort), HDMI, jack âm thanh và khe đọc thẻ microSD. Cổng nguồn trên Portégé X30L-G vẫn là cổng chân kim.
Cạnh phải vẫn có cổng RJ-45 cho kết nối mạng LAN, 2 cổng USB-A (USB 3.0) trong đó có 1 cổng hỗ trợ tính năng Sleep-n-Charge (có thể tắt máy và dùng pin trong máy sạc cho thiết bị di động như một cục pin dự phòng).
Nhờ về tay Sharp mà chiếc Dynabook Portégé X30L-G này có một thứ đặc biệt mà xưa giờ dòng Portégé của Toshiba không có đó là màn hình IGZO. Mình nhớ khi xưa chỉ có chiếc Kirabook của Toshiba là dùng màn hình IGZO và giờ thì công nghệ màn hình này cũng đã xuất hiện trên Dynabook. Tấm nền IGZO trên Dynabook Portégé X30L-G cho độ sáng đến 470 nit nhưng có mức tiêu thụ điện năng thấp. Tương phản cao, màu sắc tươi bắt mắt với độ bao phủ trên 96% dải sRGB và 70% AdobeRGB - thật sự không nhiều mẫu máy dành cho doanh nhân hay doanh nghiệp được trang bị tấm nền chất lượng như vậy, nó thường thấy trên những mẫu máy giải trí hay đồ họa là chính.
Thiết kế viền màn hình mỏng 2 bên tầm 5 mm, viền trên vẫn dày và có cụm webcam hỗ trợ nhận diện khuôn mặt Windows Hello.
Bản lề cho góc mở khá rộng và với trọng lượng nhẹ thì chiếc Portégé X30L-G này rất lý tưởng để sử dụng ở nhiều tư thế như trên đùi, vừa cầm vừa xài, việc chia sẻ màn hình với người khác cũng thuận tiện hơn. Màn hình phủ lớp matte chống chói nên có thể sử dụng tốt dưới điều kiện ánh sáng trực tiếp và ngoài trời.
Bàn phím trên Portégé X30L-G vẫn giữ thiết kế quen thuộc của dòng Portégé khi xưa và layout thì hầu như không đổi. Thiết kế của nó không bắt mắt nhưng lại cho trải nghiệm rất tốt. Bàn phím thiết kế chống tràn, có thể chịu được nước đổ vào với một lượng nhất định mà không để nước lọt xuống linh kiện bên dưới.
Keycap của Portégé X30L-G có thiết kế lõm nhẹ ôm đầu ngón tay. Nó không nằm quá cao so với vỉ phím nhưng kết cấu scissor bên dưới cho độ nẩy tốt, hành trình vừa phải. Cảm giác gõ dễ chịu, bàn phím rất êm và lướt phím nhanh được. Mình từng xài qua nhiều chiếc laptop của Toshiba từ Satellite, Qosmo đến Portégé và cả Tecra, về trải nghiệm gõ phím thì mình luôn đánh giá cao.
Layout của bàn phím Portégé X30L-G có những điểm đặc trưng, chẳng hạn như 2 nút Page Up/Down nhỏ nằm phía trên phím điều hướng và những phím tổ hợp dành cho những chức năng dành riêng như tắt Touchpad, bật phím số Numeric, tắt mic và thậm chí 2 nút Zoom +/- vẫn nằm ở phím số 1 và 2, khi lướt web hay dùng văn bản muốn phóng to thu nhỏ thì dùng tổ hợp Fn + 1 hoặc 2 - một thao tác rất quen thuộc trên laptop Toshiba xưa nay. Ngoài ra trong tình huống cần bàn phím số để nhập liệu thì người dùng có thể tận dụng bàn phím số thứ cấp trên layout phím chính, kích hoạt bằng tổ hợp Fn + F11.
Bàn rê của Portégé X30L-G không quá lớn nhưng nó được tối ưu để cho độ chính xác cao khi thao tác. Bàn rê được phủ kính, ít bám mồ hôi và cho cảm giác chạm tốt, hỗ trợ đầy đủ các thao tác đa điểm trên Windows 10. 2 phím chuột được tích hợp dưới bàn rê và có một dải mạ chrome bên dưới.
Ở góc bàn rê có cảm biến vân tay - một vị trí không còn phổ dụng trên laptop ngày nay. Nó hơi trái khi thao tác, trừ khi anh em thuận tay trái.
Cũng nói về bảo mật thì ngoài webcam có cảm biến hồng ngoại hỗ trợ nhận diện khuôn mặt và cảm biến vân tay thì BIOS của Portégé X30L-G cũng là loại tự thiết kế thay vì dùng giải pháp của hãng thứ 3. BIOS được thiết kế cho doanh nghiệp và người dùng cao cấp, nó cho phép vô hiệu hóa nhiều phần cứng trên máy và đặc biệt là có tính năng Battery Disconnect - một chiếc máy pin liền như nếu sử dụng với sạc nhiều, dùng tại chỗ thì có thể ngắt vật lý pin trên máy để sử dụng nguồn điện trực tiếp từ sạc. Tính năng này cũng giúp kéo dài tuổi thọ của pin trong trường hợp thường xuyên cắm sạc.
Chiếc máy vẫn dùng cổng sạc chân kim với cục sạc 19 V - 2.37 A nhưng cổng USB-C cũng hỗ trợ Power Delivery nên trong tình huống cần có thể dùng cục sạc 45 W qua cổng USB-C.
Về cấu hình, Portégé X30L-G có khá nhiều tùy chọn cấu hình, tất cả đều là vi xử lý Core thế hệ 10 (Comet Lake-U) từ i5 đến i7, trong đó tối đa là i7 6 nhân 12 luồng và một số phiên bản có hỗ trợ Intel vPro. Ngoài ra bộ nhớ cũng có nhiều tùy chọn từ 256 GB đến 2 TB ổ M.2 PCIe NVMe. Chiếc máy mình mượn được có cấu hình như sau:
- CPU: Intel Core i7-10510U 4 nhân 8 luồng, 1,8 - 4,9 GHz, 8 MB cache;
- GPU: Intel HD Graphics 620;
- RAM: 8 GB (hàn chết) + khe SO-DIMM hỗ trợ nâng cấp tối đa 24 GB DDR4-2666;
- SSD: 512 GB Samsung M.2 PCIe NVMe + 1 khe M.2 SATA nâng cấp thêm;
- Kết nối: Bluetooth 5.0 + Wi-Fi 6;
- Pin: 42 Wh Li-Po cho thời lượng sử dụng 14,5 tiếng, sạc nhanh 30 phút xài được 4 tiếng;
- OS: Windows 10 Pro.