Tùy từng loại máy tính mà có những cách vào BIOS khác nhau. Bạn cần phải khởi động vào máy tính và nhấn một phím cụ thể khi bắt đầu khởi động máy tính. Phần lớn những máy tính trước đây đều nhất “Delete” để vào, nhưng đối với những máy tính và laptop bây giờ phím chức năng này được hiển thị trên màn hình trong quá trình khởi động máy tính. Chẳng hạn ở đây có thông báo “Bấm phím
Sony Vaio Vào Bios > nhấn F2
HP – Compaq Vào Bios > nhấn F10 Chọn boot > nhấn F9
Lenovo – IBM Vào Bios > nhấn F1 có máy là F2 Chọn boot > nhấn F12
Dell Vào Bios > nhấn F2 Chọn boot > nhấn F12
Acer – Emachines – MSI – Gateway Chọn Boot > nhấn F12 Vào BIOS > nhấn F2 (thường chức năng Menu boot bị Disible phải vào Enale mới bấm F12 được)
Asus Vào BIOS > nhấn F2 Chọn Boot > nhấn ESC
Toshiba Luôn phải ấn phím ESC rồi ấn liên tục F1 hoặc F2 tùy vào dòng máy, đời máy.
Sau khi bạn đã vào được BIOS thành công thì giao diện có hình ảnh tương tự như hình dưới. Bạn hãy tìm đến mục Boot trên thanh Menu. Thường nó có tên là Boot, nếu không thì bạn hãy dò đến những mục khác có liên quan đến Boot.
Để điều khiển trong môi trường BIOS thì bạn có thể sử dụng phím mũi tên để di chuyển và Enter để chọn. Thông thường sẽ có phím chức năng được chú thích ở góc dưới bên phải của màn hình.
Bây giờ bạn hãy chọn phần thiết lập thứ tự Boot khởi động (thường là Boot Option). Trong trường hợp này các phần Boot Option #1 tới #2, #3 sẽ ứng với các thứ tự Boot đầu tiên, thứ 2,3.
Bây giờ bạn muốn khởi động thiết bị nào đầu tiên thì hãy nhấn Enter vào Boot option #1, sau đó lựa chọn thiết bị cho phép khởi động đầu tiên(sử dụng các phím mũi tên và Enter). Tương tự như vậy cho những Option #2, #3 còn lại. Các bước này có thể khác nhau tùy từng loại máy do mục Boot Option và do phím điều khiển.(xem chú thích chức năng phím tắt trên màn hình).
Có một lưu ý nhỏ cho các bạn muốn sử dụng USB để Boot. Các bạn cần phải cắm USB vào máy tính từ trước khi khởi động máy tính vào BIOS. Nếu không bạn sẽ không nhận được lựa chọn cho việc thiết lập Boot cho USB.
Thông thường để lưu thiết lập thì bạn chỉ cần nhấn phím F10 và Yes là OK. Nếu không hãy tìm vị trí phím Save & Exit trong BIOS. Có thể các bạn có những lựa chọn như Save Changes and Reset hoặc vào Save Changes and Exit , sau đó nhấn Enter để lưu và khởi động lại máy tính của bạn.
Bây giờ, khi máy tính khởi động thì hệ thống sẽ ưu tiên thiết bị được thiết lập Boot đầu tiên.
Máy tính hiện đại ngày nay có thể giúp bạn lựa chọn thiết bị Boot đầu tiên mà không cần phải vào BIOS. Đó là Boot Menu.
Với các máy tính Laptop thế hệ mới và hiện đại, khi bạn khởi động lên thì hãy để ý đến màn hình đầu tiên xuất hiện. Nếu như bạn nhận thấy có hướng dẫn vào Setup, Boot Menu … và phím tắt kèm theo thì tức là hệ thống cho phép bạn truy cập nhanh những tính năng như vậy mà không cần vào BIOS hay phần khác rườm rà. Trường hợp này, để vào nhanh Boot menu thì bạn chỉ cần nhấn F11 >> lựa chọn thiết bị Boot.
Lưu ý: Với chức năng này thì bạn chỉ lựa chọn thiết bị Boot cho một lần khởi động. Còn đối với thiết lập từ BIOS thì luôn luôn được ưu tiên trong mọi lần khởi động cho đến khi bạn thay đổi nó.
Các máy tính mới sử dụng UEFI thay vì dùng BIOS truyền thống. Tuy nhiên, BIOS vẫn còn được sử dụng trong thời gian dài nữa. Bạn hãy tùy cơ ứng biến, các máy khác nhau có cách vào BIOS khác nhau và giao diện khác nhau. Tuy nhiên các bước cài đặt trên đều tương tự nhau.