Tuy nhiên, Huawei sẽ không đối đầu với Nvidia và AMD tại mảng phát triển GPU cho người dùng cá nhân. Thay vào đó, Huawei sẽ hướng tới tượng khách hàng là các doanh nghiệp công nghệ, vốn sử dụng GPU chuyên dụng trong các hệ thống máy chủ khổng lồ, phục vụ cho các tác vụ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Đây cũng là thị trường ngách Nvidia hiện đang thống trị.
Để thực hiện hóa tham vọng của mình, Huawei được cho là đã lôi kéo và tuyển dụng một loạt cựu nhân sự chủ chốt của Nvidia để phục vụ việc phát triển chip xử lý đồ họa. Đây là một động thái được đánh giá là phù hợp với Huawei. Hãng công nghệ Trung Quốc gần đây thường muốn tự phát triển các công nghệ ‘cây nhà lá vườn’ nhiều nhất có thể, qua đó giảm sự phụ thuộc và công nghệ của các hãng khác. Dòng chip Kirin trang bị trên smartphone Huawei là một ví dụ điển hình nhất.
Được biết thêm, Huawei đã bắt đầu phát triển GPU ‘cây nhà lá vườn’ từ cách đây 8 năm (2012). Tuy nhiên, GPU của Huawei không dành cho PC mà chủ yếu được thiết kế cho các máy chủ của Huawei, phục vụ các tác vụ điện toán đám mây và các bộ phận khác.
Bên cạnh các bộ xử lý cho smartphone, Huawei cũng đã có kinh nghiệm trong việc phát triển các mẫu chip xử lý AI. Vào tháng 8 năm ngoái, hãng đã trình làng Ascend 910 và gọi đây là chip xử lý AI tốt nhất thế giới, với tốc độ 256 TFLOPS – gấp đôi tốc độ từ GPU Tesla V100 của NVIDIA.