Nhìn từ bên ngoài, MacBook M1 hầu như không có gì khác biệt so với những phiên bản trang bị bộ xử lý Intel được ra mắt hồi đầu năm nay. Cả hai đều có màn hình Retina True Tone với dải màu P3, Magic Keyboard với cơ chế cắt kéo thay cho bàn phím cánh bướm cũ. Cả hai đều có hai cổng Thunderbolt 3/USB4 và một jack 3.5 mm.
Tuy nhiên vẫn có một chút thay đổi về ngoại hình trên chiếc MacBook Air nằm ở phần bàn phím. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy thay vì phím Launchpad và hai phím tăng giảm độ sáng bàn phím thì bây giờ được đổi thành Tìm kiếm, Chính tả và Không làm phiền. Ngoài những thay đổi đó, phím Fn ở góc dưới cùng bên trái của bàn phím giờ đây còn đóng vai trò như một phím biểu tượng cảm xúc, cho phép bạn nhanh chóng gọi biểu tượng cảm xúc bật lên khi nhấn vào.
Trên MacBook Pro do sử dụng Touch Bar nên không thấy được sự khác biệt này, còn về phím Fn thì với những chiếc MacBook Intel sau khi cập nhật lên macOS Big Sur đều có tính năng tương tự.
Phần còn lại của sự khác biệt giữa MacBook Intel và MacBook M1 đều đến từ bên trong. Đây là những gì bạn sẽ nhận được khi sử dụng MacBook M1.
Giống như iPhone, iPad, MacBook M1 có khả năng thức dậy ngay lập tức khi đang ở chế độ ngủ. Nếu bạn đang sở hữu những mẫu MacBook Intel thì bạn có thể sẽ nhận thấy sau khi mở nắp máy, bạn sẽ cần đợi vài giây để sẵn sàng làm việc, dù không quá lâu nhưng đôi khi lại làm chúng ta khó chịu mỗi khi có việc gấp.
MacBook Air 13 inch M1 hoàn toàn không có quạt và một điều chắc đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai thích một chiếc laptop hoạt động hoàn toàn yên tĩnh. Và cho dù là được trang bị quạt để duy trì hiệu suất cao trong thời gian dài, MacBook Pro M1 và Mac mini M1 cũng cực kỳ yên tĩnh ngay khả khi chạy những bài test hiệu năng liên tục. Điều này có được là nhờ khả năng sử dụng năng lượng quá hiệu quả đến từ con chip ARM 5nm.
Đây là MacBook Air mới không hề có quạt tản nhiệt
Còn đây là MacBook Air Intel
Màn hình MacBook Air ngày càng giống với màn hình của MacBook Pro. Với các mẫu MacBook Air 2020 cả Intel và M1 đều được trang bị màn hình Retina, hỗ trợ công nghệ True Tone lẫn không gian màu P3 tương tự như MacBook Pro. Khác biệt duy nhất nằm ở độ sáng màn hình, MacBook Air có thể đạt được 400 nits trong khi đó MacBook Pro có thể đạt mức 500 nits. Nhưng nhìn chung với điều kiện sử dụng trong nhà chúng ta chỉ dùng ở mức 150 – 300 nit chứ hiếm khi cao hơn.
Camera FaceTime 720p có lẽ là vấn đề bị người dùng MacBook luôn cảm thấy không hài lòng trong nhiều năm nay. Rõ ràng là Apple có thể trang bị một camera 1080p chất lượng tốt hơn nhiều tương tự như đã làm với iMac.
Nếu không có con chip M1 thì bộ đôi MacBook mới cũng không có gì đáng nói vì hầu như chúng không có gì khác so với MacBook Intel cũ. Giống như các vi xử lý A-series trong các thiết bị iOS, bộ xử lý M1 cũng chứa tất cả các thành phần từ CPU, GPU, Neural Engine và bộ nhớ hợp nhất. Bên cạnh đó còn có bộ điều khiển (controller) lưu trữ, Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh, Mã hóa bảo mật, v.v.
Apple M1 là một bộ xử lý với 8 nhân CPU, một điều không tưởng đặc biệt là trên MacBook Air. CPU 8 nhân được chia thành một cụm gồm bốn nhân hiệu suất cao (p-cluster) và bốn nhân hiệu quả năng lượng (e-cluster). Tùy thuộc vào loại khối lượng công việc, mỗi cụm nhân sẽ phối hợp để hoạt động hiệu quả nhất có thể.
Dưới đây là bài test trong MacBook Air M1, với 4 nhân hiệu quả năng lượng được đặt tên là cpu 0 – cpu 3, 4 nhân hiệu suất cao gồm cpu 4 – cpu 7.
Nghỉ ngơi nhàn rỗi
Tải xuống Logic Pro từ Mac App Store
Chạy điểm chuẩn Cinebench
Theo thử nghiệm trên, dễ thấy bộ xử lý M1 có xung nhịp cao nhất là 3.2GHz, thật thú vị khi chúng ta so sánh với chính chiếc MacBook Air 2020 cấu hình Intel Core i3 với xung nhịp 1.1 – 3.2GHz.
Geekbench 5
Cinebench R23
GPU 7 lõi
MacBook Air cấu hình cơ bản đi kèm với GPU 7 lõi, trong khi các phiên bản cao hơn và tất cả các mẫu MacBook Pro đều có GPU 8 lõi. Và dù như vậy thì GPU tích hợp của Apple vẫn được cho là có hiệu suất tốt hơn card rời GTX 1050 Ti. Để kiếm chứng, chúng ta cùng xem qua các bài test với Final Cut Pro, Unigine và Geekbench. Hãy nhớ rằng các bài kiểm tra Unigine chạy bằng công cụ dịch Rosetta 2, điều này có thể dẫn đến hiệu suất bị giảm sút.
Unigine Heaven và Unigine Valley (Rosetta 2)
Geekbench 5
Hiệu suất Final Cut Pro
HEVC (H.265) là một codec video được nén với tỷ lệ cao, nhờ đó dung lượng video thấp nhưng vẫn có chất lượng tuyệt vời. Tuy vậy để mã hóa và giải mã cần một phần cứng đủ mạnh mẽ để có thể sử dụng được. Apple đã chứng minh cho chúng ta thấy iPhone 12 có khả năng quay lẫn phát video HEVC 4K 10 bit một cách dễ dàng, tất nhiên với Mac M1 cũng tương tự.
Trên MacBook Air Intel, việc phát lại video H.265 10-bit khá khó khăn, đôi khi bị giật hình còn thời gian render thì…
Như kết quả ở hình trên, có thể thấy khả năng render video 4K HEVC 10 bit trên MacBook M1 thật tuyệt vời. Trong một số trường hợp, thời gian render thậm chí còn nhanh hơn cả Mac Pro 28-Core với đồ họa W5700X chuyên dụng. Điều đó không có nghĩa là những chiếc máy Mac silicon Apple là lựa chọn thay thế hoàn toàn được cho những cỗ máy hiệu suất cao, nhưng kết quả thực sự quá sức tưởng tượng với một chiếc laptop mỏng nhẹ và… không quạt.
Công cụ thần kinh (Neural Engine) 16 lõi
Nhờ có Công cụ thần kinh 16 lõi, các hoạt động được hỗ trợ bởi Học máy có thể nhanh hơn và hiệu quả hơn trên phần cứng Mac mới của Apple. Ví dụ: chức năng Smart Conform của Final Cut Pro, sử dụng công nghệ máy học để tự động điều chỉnh lại các clip có tỷ lệ khung hình khác với tỷ lệ khung hình của project nhanh hơn đáng kể trên máy Mac M1. Các ứng dụng chuyên nghiệp như Pixelmator Pro có thể nâng cấp hình ảnh trong khi vẫn duy trì độ sắc nét và rõ ràng thậm chí còn nhanh hơn trước.
Trong tương lai, Neural Engine có thể được sử dụng cho các tính năng như phụ đề tự động và phiên âm cùng hàng loạt ứng dụng tiềm năng khác.
Với những máy Mac mới này, Apple đã đặt RAM ngay trên khuôn M1, điều đó có nghĩa là Mac mini cũng không còn nâng cấp RAM được nữa. Nhưng đổi lại, việc hợp nhất này giúp cho tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn rất nhiều, đồng thời RAM còn có thể truy cập trực tiếp từ GPU lẫn Neural Engine nhanh hơn.
Apple cho biết SSD bên trong MacBook Air M1 nhanh gấp gần hai lần so với SSD trong phiên bản tiền nhiệm và đây là kết quả:
MacBook Pro là máy tính đầu tiên của Apple được trang bị Wi-Fi 6 mang đến nhiều ưu điểm như tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn.
Không phải Thunderbolt 4, mà chính xác là USB 4, về cơ bản nó giống như Thunderbolt 3. Cổng này gần như tương thích ngược hầu như mọi thiết bị tương thích với Mac Intel. Bản thân USB4 có khả năng truyền dữ liệu 40Gbps giống như Thunderbolt 3, hỗ trợ xuất màn hình đến 6K@60 và cấp nguồn cho MacBook.
Đây là kết quả thu được với các tác vụ sử dụng hỗn hợp bao gồm: viết content, duyệt web, gọi điện qua Zoom, chỉnh sửa hình ảnh và video:
Kết quả thu được thực sự quá ấn tượng, không chỉ thoải mái cho một ngày làm việc 8 tiếng mà thậm chí cho bạn làm việc từ sáng đến tận đêm hay đến ngày hôm sau mới cần cắm sạc. Nếu như MacBook Pro 16 inch trong tương lai vẫn giữ dung lượng pin như hiện tại thì có lẽ thời lượng pin còn vượt xa kết quả trên.
Mặc dù thời điểm hiện tại còn rất nhiều phần mềm chưa thể chạy trực tiếp trên MacBook M1, tuy nhiên với đa số người dùng văn phòng không quá chuyên nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng tốt. Khi mua MacBook M1 người dùng sẽ nhận được một sản phẩm với hiệu năng tuyệt vời khi chạy các phần mềm được tối ưu, tất nhiên vẫn đủ mạnh với những phần mềm chạy qua Rosetta 2, đặc biệt là khả năng hoạt động vô cùng yên tĩnh, thời lượng pin tuyệt vời cùng mức giá chỉ tương đương với cấu hình cơ bản của MacBook Intel tiền nhiệm.