Đây là lần đầu tiên Lenovo kết hợp hai dòng Lenovo Yoga và Lenovo Slim lại với nhau. Sở hữu tông màu bạc xám đen trầm, Lenovo Yoga Slim 7 mang đến phong thái của một thiết bị cao cấp chuẩn doanh nhân. Chỉ cần nhìn lướt qua Yoga Slim 7, bạn sẽ mê mẫn trước vẻ ngoài giản đơn nhưng tinh tế, mang đến sức hút khó cưỡng dù chỉ đứng nhìn từ đằng xa.
Thay vì đặt logo ngay trong tâm thì ở đây, Lenovo đã đặt logo Yoga - biểu tượng của dòng sản phẩm ở góc trái trên của phần mặt lưng, còn logo Lenovo thì nằm ở góc bên phải dưới. Không cần phải mang quá nhiều chi tiết cầu kì mà quan trọng nhất, thiết kế phải đúng chỗ và làm nổi bật được điểm nhấn chính ở thiết kế laptop. Và tất nhiên, Lenovo đã hoàn thiện điều ấy một cách bứt phá.
Mặt dù mang trong mình cấu hình khủng, thế nhưng Lenovo đã tinh ý tối ưu các viền cạnh xung quanh nhằm mang đến một chiếc laptop mỏng và nhẹ đến cho người dùng. Hãng biết rằng, laptop cần sự linh động để tiện mang theo bên mình và đây, Yoga Slim 7 đã làm được điều đó.
Chiếc máy được hoàn thiện từ kim loại, mang đến vẻ sang trọng và hấp dẫn dù màu sắc không quá nổi bật. Mình ưng thiết kế của chiếc máy này rồi đấy, còn bạn thì sao nào?
Về kết nối, Lenovo Yoga Slim 7 có cổng nguồn, HDMI, USB Type-C và jack cấm âm thanh 3.5 mm ở cạnh trái. Trong khi đó thì ở cạnh phải, máy có nút nguồn, 2 cổng USB 3.2 và khe cắm thẻ nhớ microSD.
Lenovo Yoga Slim 7 sử dụng bàn phím có hành trình phim ngắn nhưng bù lại các nút có khoảng cách thoáng giúp thao tác nhanh dễ dàng hơn. Bàn phím của laptop được tích hợp đèn nền bên dưới phục vụ cho việc sử dụng trong điều kiện thiếu sáng.
Còn bàn di chuột mình đánh giá ở mức khá, bề mặt mượt mà thuận tiện trong việc thao tác click và rê chuột. Nếu bạn dùng laptop để xử lý nhiều công việc khác nhau, bạn có thể sử dụng thêm chuột rời để đa nhiệm hiệu quả hơn.
Tuy chỉ được trang bị màn hinh 14 inch nhưng Lenovo Yoga Slim 7 mang đến cảm giác trải nghiệm như màn hình có tích thước trên 15 inch. Bởi lẽ, các viền cạnh xung quanh đã được tối ưu và cho không gian hiển thị rộng lớn hơn.
Độ phân giải của màn hình là Full HD cho hình ảnh đủ sắc nét để trải nghiệm, đồng thời việc tích hợp tấm nền IPS LCD là một lợi thế lớn khi mang đến độ sáng màn hình cao, sử dụng được ở nhiều điều kiện khác nhau. Màu sắc hiển thị trên màn ảnh khá đẹp, độ tương phản vừa phải nên bạn đừng quá lo lắng khi trải nghiệm màn ảnh của Yoga Slim 7.
Không chỉ thiết kế thôi đâu mà ngay cả cấu hình, hiệu năng của Lenovo Yoga Slim 7 cũng vô cùng ấn tượng đấy. Trước hết, mình xem phép điểm nhanh qua thông số phần cứng để các bạn đọc giả dễ theo dõi nhé:
Sức mạnh của Intel Core i5-1035G4 là điều không cần phải bàn cãi và đến từ cụm CPU 4 nhân, 8 luồng cho xung nhịp 1.1 GHz (có thể ép xung lên đến 3.7 GHz). Intel 1035G4 được trang bị đầy đủ công nghệ siêu phân luồng, công nghệ Intel Turbo Boost, cũng như nhiều công nghệ hiện đại khác của Intel. Mình đã sử dụng phần mềm Geekbench 5 và Cinebench để đo hiệu năng của CPU, kết quả thu được như sau:
Với lợi thế sở hữu chip Intel Core i5 Gen 10, Yoga Slim 7 sẽ là một cộng sự đắc lực hỗ trợ bạn trong công việc, là người bạn đồng hành trong học tập và một chiến hữu khi tham gia các tựa game online. Đồng hành cùng CPU chính là card đồ họa tích hợp Iris Plus, với sức mạnh vượt trội gần tiệm cận với những card rời phổ thông như MX110, MX130, MX230..
Iris Plus Graphics hướng tới người dùng văn phòng, có nhu cầu chơi game, xem phim, giải trí nhẹ nhàng, hoặc người thiết kế không chuyên (sửa hình ảnh 2D, cắt ghép video cơ bản,...). Mình đã sử dụng Yoga Slim 7 để design bằng Photoshop rất nhiều và đánh giá máy chạy rất mượt và trơn tru. Không chỉ vậy, bạn có thể sử dụng cùng lúc cả Lightroom và Photoshop, đồng thời chiến thêm một vài tựa game cũng chẳng vấn đề gì. Mình đã có tải Liên Minh Huyền Thoại để test hiệu năng của card đồ họa tích hợp Iris Plus Graphics.
Ổ cứng cũng khá quan trọng trong quá trình chọn mua sản phẩm và với Lenovo Yoga Slim 7, bạn sẽ sở hữu ổ SSD M.2 PCIe có dung lượng là 512 GB. Để đo tốc độ đọc và ghi của ổ cứng, mình đã sử dụng đến phần mềm quen thuộc Crystal Diskmark và thu được kết quả như sau:
Ngoài ra, mình còn đo cả tốc độ mở ứng dụng nữa và ghi lại được kết quả như sau:
Nói đến thời lượng pin, Lenovo Yoga Slim 7 có thời lượng pin ở mức tương đối nên mình thường mang theo sạc khi cầm máy ra ngoài. Và để có một cái nhìn khách quan nhất, mình đã tải và sử dụng phần mềm Batterymon để đo thời lượng pin của chiếc laptop. Trong khoảng tầm 48 phút, mình chỉ sử dụng mỗi Chrome thì Batterymon cho thời lượng của laptop là khoảng 7 tiếng hơn.
Tuy nhiên nếu bạn sử dụng thêm các phần mềm của Adobe thì BatteryMmon đo được thời lượng pin của Lenovo Yoga Slim 7 là 4 tiếng 33 phút đồng hồ. Mức thời lượng pin này cũng dài ấy chứ, tuy nhiên máy sạc pin hơi lâu một chút và mình mất khá nhiều thời gian để nạp đầy 100% pin.
Ở Lenovo Yoga Slim 7, tản nhiệt của laptop được thiết kế ở mặt lưng của bàn phím và được che chở bởi lớp vỏ xám đen khi gập laptop lại. Vậy câu hỏi đặt ra là tản nhiệt này hoạt động có hiệu quả hay không?
Để trả lời cho câu hỏi trên, mình đã sử dụng đến phần mềm AIDA64 và trong hơn 1 tiếng 30 phút, phần mềm này đã đo được nhiệt độ của CPU là 73 độ. Trong quá trình test, mình đã sử dụng 10 tab chrome, mở thêm FIFA Online 4 và thiết kế bằng Photoshop. Mình có chạm thử tay và phần tản nhiệt thì thấy máy nóng nhiều nhưng bù lại, bàn kê tay chỉ hơi ấm và không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm sử dụng.
Lenovo đang dần cho thấy được sự nghiêm túc khi trau chuốt những sản phẩm laptop nhà mình một cách chỉn chu, được thể hiện rõ nét qua Lenovo Yoga Slim 7. Không chỉ là một chiếc laptop phục vụ cho công việc đơn thuần, Lenovo Yoga Slim 7 còn là một trợ thủ đắc lực trong việc làm đồ họa và chơi game, mang đến sự thuận tiện khi mang ra ngoài nhờ thiết kế được tối ưu và thời lượng pin hơn 4 tiếng.