Như thường lệ, mình xin phép được tóm tắt nhanh cấu hình phần cứng của ASUS VivoBook A412FA trước để các bạn đọc giả dễ theo dõi nhé:
Trước hết, mình đã sử dụng đến phần mềm Geekbecnh 5 để test CPU cũng như hiệu năng của chiếc ASUS VivoBook A412FA. Trong bài test CPU, phần mềm này đã cho ra kết quả lõi đơn của CPU đạt 371 điểm, trong khi đó đa lõi đạt 1.073 điểm.
Ở bài test hiệu năng laptop, Geekbench 5 đã cho số điểm trung bình là 2.136 điểm. Đây là mức điểm không quá cao nhưng cũng không quá thấp khiến người dùng thất vọng. Mình tin rằng chiếc laptop này sẽ cho trải nghiệm sử dụng tác vụ đủ mượt mà.
Trong suốt một tuần trải nghiệm chiếc laptop, mình đánh giá cao khi máy không hề bị lag dù mình mở hơn 5 tab chrome, sử dụng thêm Photoshop để chỉnh sửa ảnh. Tuy nhiên khi mình mở thêm Geekbench để test hiệu năng và AIDA64 để đo tản nhiệt thì máy xuất hiện tình trạng giật giật. Yên tâm nha, tình trạng này rất ít khi xảy ra và không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm sử dụng.
Với các tác vụ bình thường của Office thì máy chạy êm nên bạn khỏi phải lo công việc mình bị gián đoạn. Thử sức với vai trò làm đồ họa không chuyên, ASUS VivoBook A412FA vẫn có thể xử lý được ở mức cơ bản nhưng đừng ép "em nó" quá nhé. Bên cạnh test hiệu năng, mình còn sử dụng phần mềm Crystal Diskmark để đo tốc độ đọc / ghi của SSD 512 GB M.2 PCIe: Kết quả thu được như sau:
Bản thân mình đánh giá cao ổ cứng vì mang đến không gian lưu trữ rộng lớn. Nếu bạn thấy như vậy vẫn chưa đủ xài, đo lo lắng vì ASUS VivoBook A412FA còn hỗ trợ khe cắm HDD SATA nữa. Mình còn đo cả tốc độ mở ứng dụng và thu được kết quả như sau:
Về phần tản nhiệt, mình đã rất băn khoăn không biết máy có dễ bị nóng hay không. Để có cái nhìn khách quan và rõ ràng hơn, mình đã sử dụng phần mềm AIDA64 và sau khoảng 50 phút, phần mềm này đã cho kết quả nhiệt độ trung bình của CPU là 74 độ C.
Đây là mức nhiệt trung bình nhưng cá nhân mình thấy VivoBook A412FA hơi nóng đấy, nhất là ở phần trên của bàn phím. Trong khoảng thời gian trên, mình đã sử dụng Photoshop với Lightroom nên có lẽ CPU phải hoạt động rất nhiều. Tuy nhiên, phần kê tay không bị nóng nên không ảnh hướng đến trải nghiệm hằng ngày đâu.
Nói đến thời lượng pin thì mình không có gì phải phàn nàn cả. Bằng chứng là việc cách đây mấy hôm, mình có ra ngoài trong tình trạng laptop còn hơn 70% nhưng quên mang sạc. Vậy mà mình dùng tầm 2-3 tiếng gì đó máy vẫn còn khoảng hơn 30% giúp mình tự tin xử lý deadline nhanh gọn. Để cho kết quả chính xác hơn, mình đã sử dụng phần mềm BatteryMon.
Như vậy, thời lượng pin của ASUS VivoBook A412FA có thể kéo dài đến khoảng 5 tiếng đồng hồ và đây là kết quả khi mình dùng song song Photoshop, Word và một vài tab chrome trong khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. Nếu bạn chỉ dùng Chrome hoặc chỉ sử dụng các phần mềm Office, thời lượng pin có thể kéo dài hơn 5 tiếng đấy.
Thú thật rằng, đa số các mẫu laptop thuộc dòng ASUS VivoBook đều có thiết kế tương đồng nhau và không mấy khác biệt cho lắm. Trước phiên bản sử dụng Intel Core i3, người anh trong team đã có bài đánh giá chi tiết ASUS VivoBook A412FA với CPU Core i5 Gen 8U và mình thấy thiết kế của hai chiếc laptop không khác nhau là bao.
Sở hữu tông màu bạc sáng óng, ASUS VivoBook A412FA sẽ khiến bạn mê mẩn khi ngắm nhìn ở cự li gần. Nhìn lướt qua mình đoán rằng nhiều bạn nghĩ máy được gia công bằng kim loại, nhưng thật chất thiết bị chỉ được làm bằng nhựa mà thôi giúp giảm giá thành sản phẩm. Bằng nhựa là thật, nhưng chất liệu này cũng mang đến nhiều ưu điểm đáng khen, chẳng hạn như giúp khối lượng máy không quá nặng nề.
Ở phần mặt lưng bạn sẽ thấy logo ASUS được khắc ngay vị trí trung tâm và phần bề mặt xung quanh không có hoa văn đa vòng tròn như dòng ASUS ZenBook cao cấp. Kích thước của chiếc laptop không quá dày nên việc cầm nắm cũng thoải mái, đồng thời bạn cũng có thể dễ dàng mang theo bên mình, bỏ vào balo không chiếm quá nhiều không gian.
Về kết nối, ASUS đã trang bị đầy đủ các cổng kết nối khác nhau lên VivoBook A412FA, như ở cạnh trái có cổng nguồn, HDMI, USB Type-A, USB Type-C và jack cắm âm thanh 3.5 mm. Trong khi đó thì ở cạnh phải, bạn sẽ thấy thêm một cổng USB Type-A, đèn thông báo và khe cắm thẻ nhớ microSD.
Như mình có tóm tắt nhanh ở phần cấu hình thì ASUS VivoBook A412FA sở hữu màn hình kích thước 14 inch nhưng mình không hề cảm thấy hẹp một chút nào. Đó là vì các viền cạnh xung quanh được làm mỏng đi nhiều nhằm tăng diện tích, không gian hiển thị lên và cho cảm giác sử dụng sung sướng hơn.
Kết hợp với độ phân giải Full HD, màn hình của chiếc laptop mang đến khả năng hiển thị đủ nét giúp cho việc làm, giải trí được tốt hơn. Màu sắc trên màn ảnh đẹp, tươi tắn và đậm đà nhưng không quá gắt. Trong tầm giá này mình thấy như vậy đã quá đủ rồi.
Thêm một yếu tố nữa là ASUS VivoBook A412FA được tích hợp tấm nền IPS LCD cho độ sáng cao và góc nhìn rộng hơn so với màn hình TFT ở thế hệ trước đó. Chưa hết, chiếc laptop cũng được tích hợp công nghệ chóng chói Anti-Glare cho phép bạn sử dụng ở môi trường có ánh sáng trực tiếp.
Bàn phím của ASUS VivoBook A412FA sử dụng rất dễ chịu nhờ khoảng cách các nút phím thoáng. Hành trình phím không dài nhưng tốc độ phản hồi nhanh chóng, dễ dùng và không gặp trở ngại trong việc thao tác nhanh. Tiếc thay, máy không có đèn phím nên bạn sẽ gặp một chút khó khăn khi sử dụng ở môi trường thiếu sáng.
Bàn di chuột của ASUS VivoBook A412FA khá dễ chịu với bề mặt mượt mà, không bị rít nên rất tiện cho việc thao tác. Để làm việc nhanh chóng hơn, bạn có thể sử dụng thêm chuột rời. Thêm một điều nữa đó là ASUS đã tích hợp cảm biến vân tay ngay trên touchpad giúp tăng bảo mặt và làm chúng ta cảm thấy hài lòng hơn.
Về phần âm thanh, ASUS VivoBook A412FA được trang bị công nghệ âm thanh SonicMaster audio và có phần loa nằm ở đáy máy. Với một sản phẩm tầm trung như ASUS VivoBook A412FA đây thì bạn sao có thể đòi hỏi một công nghệ âm thanh mới mẻ được cơ chứ.
Theo mình ấy thì âm thanh không được to cho lắm. May mà mình chỉ ở có mình nên nghe âm thanh cũng rõ đấy, thế nhưng nếu cường độ âm thanh như thế này ở chốn đông người thì chắc phải sử dụng thêm tai nghe rồi.